Con người luôn sẽ dần cảm thấy cô đơn hơn theo sự tăng trưởng của tuổi tác. Điều bạn nên học là hãy nhìn nhận và trân trọng những người quan trọng trong cuộc đời mình, đừng lãng phí thời gian cho việc tìm kiếm “mối quan hệ”. Nương tựa ai cũng không bằng dựa vào chính mình.
Độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi là “khoảng thời gian vàng” mà chúng ta dùng để gầy dựng sự nghiệp, cũng là thời gian hoàng kim khi vừa có cả sức khỏe và tuổi trẻ, là thời gian phát triển nhanh nhất.
Trong 10 năm này, nhiều người sẽ cố gắng đặt nền tảng cho sự nghiệp tương lai của mình, xác định bản thân sẽ trở thành dáng vẻ gì trong tương lai.
Nếu bạn đang ở độ tuổi này mà không muốn tương lai sau này phải hối hận, vậy nhất định phải tìm ra việc mà bản thân cần làm, đừng hoang mang hay bối rối.
1. “Ít” đọc vì mục đích, “nhiều” đọc vì tu dưỡng bản thân
Nhiều người có thể sẽ không hiểu quan điểm này, tại sao chứ, tôi muốn giàu nên tôi mới đọc sách, vậy đọc vì một mục đích nhất định có gì sai?
Bởi vì đọc với một mục tiêu riêng, là cách mà chúng ta đã đọc rất nhiều từ thời còn ngồi trên ghế nhà trường. Khi đó, chúng ta muốn được điểm cao, muốn được học sinh giỏi, muốn khiến ba mẹ hài lòng… nên cố gắng đọc nhiều sách.
Nhưng khi bạn bước vào độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi, hầu hết mọi người đều đã bước vào xã hội, ngoài việc tiếp thu kiến thức nâng cao năng lực, còn cần đối phó nhiều vấn đề như mối quan hệ cá nhân, cảm xúc, tâm lý…
Thậm chí, nhiều người ở độ tuổi này đã là cha mẹ, vai trò của họ đã thay đổi nhiều lần.
Tuy việc tập trung học hỏi chuyên môn là cần thiết, vì đây là cơ sở để bạn có thể tiếp tục phát triển trong môi trường làm việc. Nhưng xem việc đọc sách thành thói quen giúp tu dưỡng bản thân sẽ tốt hơn. Nó giúp bạn học được cách kiểm soát cảm xúc, hiểu được chính mình và thấu hiểu người khác nhiều hơn.
Có người muốn đọc sách để cải thiện bản thân, để trở nên mạnh mẽ hơn. Nhưng đừng bao giờ để sách mua về trở thành “hàng tồn kho”, như vậy chỉ khiến bạn lãng phí tiền, tiêu hao năng lượng vô ích.
Chỉ khi bạn bết cách đọc sách, để nó trở thành một thói quen, gắn bó với nó, mới nhận ra bản thân đã có cách suy nghĩ và quan điểm khác trước rất nhiều.
2. “Ít” kết bạn xã hội, “nhiều” ở bên người quan trọng
Có nhiều người cứ truyền đạt tư tưởng sai lầm rằng: “Chỉ khi quen biết nhiều người, đường mới càng dễ đi.” Quan điểm này thật sai lầm!
Con người luôn sẽ dần cảm thấy cô đơn hơn theo sự tăng trưởng của tuổi tác. Điều bạn nên học là hãy nhìn nhận và trân trọng những người quan trọng trong cuộc đời mình, đừng lãng phí thời gian cho việc tìm kiếm “mối quan hệ”. Nương tựa ai cũng không bằng dựa vào chính mình.
Muốn biết được ai là bạn thực sự, ai là bạn xã hội, chỉ khi bạn rơi vào khó khăn mới có thể hiểu rõ. Người bạn xã hội chỉ đến khi bạn còn giá trị, họ vì lợi nhuận. Người bạn thực sự sẽ đến với bạn vì tình cảm, dù bạn là ai, đứng ở vị trí nào, họ vẫn quý trọng bạn!
3. “Ít” tiêu tiền vô bổ, “nhiều” tiêu tiền đầu tư
Muốn trở thành người có giá trị, hãy hạn chế tiêu tiền vào những việc vô bổ, đầu tư nhiều hơn.
Vậy nên đầu tư vào cái gì?
Thứ nhất: Đầu tư kiến thức
Tiêu tiền để tham gia các khóa học quản lý tiền bạc: đầu tư vào lĩnh vực nào là phù hợp với thị trường hiện nay, phân chia tiền đầu tư thế nào cho đúng cách, chi tiêu thế nào cho phù hợp.
Hoặc bạn dùng tiền để tham gia các khóa học nâng cao kĩ năng chuyên ngành, những kiến thức ngoại ngữ cần thiết cho công việc hiện tại…
Thứ hai: Đầu tư thời gian
Nếu bạn bỏ tiền ra có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian, vậy đừng ngần ngại hay keo kiệt về điều đó. Thời gian là thứ vô hình nhưng đáng giá, nó quan trọng và đáng để bạn xem trọng.
Thứ ba: Đầu tư cơ hội
Nếu bạn chi tiền để giành được những cơ hội mới, chẳng hạn bỏ tiền mời bữa cơm, để quen được các đối tác mạnh, tiếp cận được nhiều nguồn tài nguyên tốt hơn. Vậy không tính là bạn đang lãng phí tiền bạc. Cơ hội thường do tự mình tạo ra, những người “há miệng chờ sung” rất khó để giành được thành công.