Để giao dịch trên Forex, bạn không thể chỉ “đơn thương độc mã”, mà bạn cần sự giúp đỡ của các sàn môi giới hay còn gọi là các Broker. Vậy Sàn môi giới Forex hoạt động như thế nào? có mấy loại sàn môi giới Forex? Hãy tìm hiểu thông tin ngay trong bài viết này bạn nhé!
1. Sàn Forex hoạt động như thế nào?
Sàn Forex thực hiện những gì ?
Các forex broker/sàn forex làm nhiệm vụ cung cấp nền tảng giao dịch, cho phép các nhà đầu tư/trader mua và bán, hưởng chênh lệch từ khoản tăng hoặc giảm giá trị của sản phẩm họ mua.
Vì bản chất là trung gian kết nối giữa trader nhỏ lẻ với những nhà cung cấp thanh khoản, nên việc quan trọng nhất của các sàn forex là đi tìm nhà cung cấp giá, và sử dụng giá này để cung cấp cho các trader.
Các giao dịch của forex được thực hiện trên ‘thị trường liên ngân hàng’. Các đồng tiền được giao dịch 24h một ngày (với 4 phiên trải khắp toàn cầu), 5 ngày một tuần (từ Thứ Hai – Thứ Sáu).
Xem thêm: Các phiên giao dịch trên thị trường Forex
Ngoài các cặp tiền tệ, các sàn forex hiện đều đã mở rộng các loại sản phẩm giao dịch cho trader. Bao gồm:
- Tiền tệ
- Kim loại quý
- Giao dịch CFD trên cổ phiếu (CFD là viết tắt của Contract For Difference, nghĩa là Hợp đồng chênh lệch).
- Hàng hóa
- Tiền điện tử
- Chỉ số
- Cổ phiếu
- Trái phiếu
- Hợp đồng tương lai,…
Xem thêm: Các sản phẩm giao dịch trên sàn forex
Lợi nhuận của sàn Forex đến từ đâu?
Sàn Forex sẽ hưởng lợi nhuận từ các khoản sau:
- Mức Spread (chênh lệch) giữa giá BID và giá ASK của 1 cặp tiền tệ
- Mức phí hoa hồng
- Các loại phí khác (như phí giữ lệnh qua đêm,…)
2. Các loại sàn môi giới Forex
Các sàn môi giới Forex được phân thành 2 loại:
- Dealing Desk (DD – Market maker – sàn ôm lệnh/ nhà cái)
- No Dealing Desk (NDD – sàn đẩy lệnh)
Trong đó, với loại sàn forex No Dealing Desk (sàn đẩy lệnh), thị trường còn chia nó thành 2 loại nhỏ hơn bao gồm: loại sàn ECN và loại sàn STP.
Sàn Dealing Desk ( DD – sàn ôm lệnh hay nhà cái) là gì ?
- Giống như cái tên “sàn ôm lệnh”, loại sàn forex này còn được gọi là market maker hay nhà cái. Ở các sàn forex thuộc loại này, chủ sàn sẽ là đơn vị cung cấp cả giá mua và giá bán cho các sản phẩm. Tức là chủ sàn luôn nắm quyền lớn hơn trong bất cứ giao dịch nào của trader.
- Trên sàn Dealing Desk, lệnh của trader đưa ra không được ưu tiên. Bởi vì họ là những thành phần nhỏ trong thị trường, nên yêu cầu định giá của họ sẽ khó được chấp thuận. Trader sẽ gặp nhiều rủi ro hơn khi tham gia sàn forex dạng này.
- Các Market Maker có thể tác động làm chậm trễ giao dịch, thay đổi spread, định hướng lại khả năng thắng của trader,… Thậm chí, còn có trường hợp, chủ sàn có thể vì thấy giá hợp lý mà thay vì đồng ý cho trader khớp lệnh, họ sẽ điều chỉnh để chiếm luôn sản phẩm ở mức giá đó để lấy lợi nhuận.
Xem thêm: Các khái niệm, thuật ngữ nhất định phải biết trong đầu tư forex
Sàn No Dealing Desk (sàn đẩy lệnh) là gì ?
- Giống như tên gọi, sàn forex loại No Dealing Desk không giữ lệnh của trader, mà lập tức đẩy lệnh tới các nhà thanh khoản trên thị trường theo đúng thời gian thực.
- Giá mà trader giao dịch chính là giá đang diễn ra trên thị trường.
- Các trader được giao dịch tự do, sàn chỉ đóng vai trò trung gian kết nối đơn thuần.
Với loại sàn No Dealing Desk này, người ta chia thành hai loại nhỏ hơn là: loại sàn STP; và loại sàn ECN.
Hiện nay, trên thị trường các sàn giao dịch forex, hầu hết các sàn loại No Dealing Desk thường kết hợp cả 2 loại sàn STP và ECN để khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.
Sàn STP là loại sàn forex gì?
- STP là viết tắt của Straight Through Processing, nghĩa sàn Forex xử lý thẳng.
- Loại sàn STP này là loại sàn ở cấp độ trung bình về bản chất trung gian giao dịch của một sàn môi giới forex.
- Đặc điểm của loại sàn này là ngay khi nhận được lệnh từ trader, sàn STP sẽ không giữ lệnh lại, mà chuyển lệnh trực tiếp đến nhà cung cấp thanh khoản của sàn (là các ngân hàng, tổ chức tài chính, các sàn ECN khác, và các trader khác trên thị trường).
- Doanh thu của sàn STP đến từ Spread và phí hoa hồng trên mỗi giao dịch. Sàn STP tự động cộng thêm một phần nhỏ vào độ chênh lệch spread so với mức giá đối tác của họ đưa ra, để trả về cho trader, phần chệnh nhỏ này đem lại lợi nhuận cho sàn.
- Spread trên các sàn STP gồm 2 loại là: Spread cố định; và Spread thả nổi.
- Với Spread cố định, sàn STP lấy báo giá từ các đối tác, cộng thêm một chút nhỏ, và trả giá đó về cho trader.
- Với Spread thả nổi, sàn chọn ra trong nhiều mức giá mà các đối tác đưa ra mức giá tốt nhất cho trader, cộng thêm một phần spread nhỏ, rồi trả về cho trader.
- Sàn STP có 2 phương thức khớp lệnh là: Instant Execution; và Market Execution. Các sàn STP có thể chỉ áp dụng một cách khớp lệnh, hoặc phối hợp cả 2 cách này.
- Với Instant Execution, tốc độ khớp lệnh thường chậm, giá thường bị báo lại (requote).
- Với Market Execution, tốc độ khớp lệnh nhanh, giá không bị báo lại.
- Sàn STP có tỷ lệ đòn bẩy rất cao, có khi tới mức vô cực. Điều này vừa có mặt lợi, lại vừa có thể cực kỳ nguy hiểm với các nhà đầu tư.
Như vậy, sàn STP vẫn là loại sàn forex có thể mang lại rủi ro cho nhà đầu tư vì tính chưa hoàn toàn minh bạch của nó.
Sàn ECN là loại sàn forex gì?
- ECN là viết tắt của Electronic Communication Network, nghĩa là mạng lưới giao dịch điện tử.
- ECN là loại hình sàn forex hoạt động với bản chất là nhà trung gian kết nối giao dịch thuần túy nhất trên thị trường forex. Đây cũng là loại sàn forex minh bạch nhất trong các loại sàn giao dịch forex.
- Sàn ECN cho phép các trader đặt lệnh, và khớp lệnh gần như ngay lập tức, mà không từ chối lệnh, hay báo giá lại.
- Loại sàn ECN thường là sàn có nhiều nhà cung cấp thanh khoản nhất. Như các ngân hàng lớn, các sàn ECN lớn khác. Nên giá trên sàn forex loại ECN cũng là mức giá tốt nhất cho các nhà đầu tư.
- Doanh thu của sàn ECN đến từ phí hoa hồng trên mỗi giao dịch của nhà đầu tư.
- Tỷ lệ đòn bẩy của sàn ECN không quá cao (thường tối đa là 1:500).
- Đây là là loại sàn forex minh bạch nhất, nên mức tiền đầu tư tối thiểu cũng là cao nhất (thường từ ít nhất là $1000 trở lên).
Nên chọn loại sàn môi giới Forex nào?
Với những phân tích về đặc điểm của từng loại sàn forex trên đây, HuongDanForex.com tin rằng bạn đã có thêm căn cứ để lựa chọn. Hiểu một cách tổng quan đơn giản như sau:
- Sàn loại Market Marker là loại sàn forex nguy hiểm với các trader. Nó không có tinh minh bạch cao, dễ gây rủi ro cho các trader.
- Sàn loại STP có mức nạp tiền tối thiểu bình thường, tính minh bạch ở mức trung bình, phí dịch vụ thường cao hơn sàn ECN, nhưng tỷ lệ đòn bẩy là cao nhất, có thể cao vô cực.
- Sàn loại ECN có mức nạp tiền tối thiểu cao nhất, tính minh bạch rõ ràng nhất, phí dịch vụ thường nhỏ hơn so với sàn STP, nhưng tỷ lệ đòn bẩy cao nhất chỉ tới 1:500.
Như vậy, bạn đã có cái nhìn toàn cảnh về cách phân loại các loại sàn giao dịch forex và cách thức chúng hoạt động ra sao? Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết cung cấp kiến thức hệ thống về forex của HuongDanForex.com để tìm hiểu thông tin bổ ích bạn nhé!